Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Dưới đây là 10 điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về Tết Nguyên Đán.
1. Tết Nguyên Đán còn được gọi là lễ hội mùa xuân
Lễ hội mùa xuân là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của những ngày lạnh nhất. Mọi người chào đón mùa xuân và cho những khởi đầu mới. Lễ hội mùa xuân cũng có thể gọi là Tết Nguyên Đán. Tại các nước như Triều Tiên, Hàn Quốc hay Việt Nam cũng ăn mừng ngày lễ này.
2. Ăn Tết theo lịch âm
Người Trung Quốc ăn Tết theo lịch Mặt Trăng (Tết âm lịch), từ ngày 1/1 đến ngày 15/1. Lịch âm vẫn rất quan trọng ở Trung Quốc, mặc dù đất nước này đã sử dụng lịch Gregory (Dương lịch) giống như các quốc gia còn lại trên thế giới. Tất cả các ngày lễ và ngày truyền thống đều tổ chức theo lịch âm, một số người vẫn tính ngày sinh và tuổi của họ theo lịch này.
3. Ngày để cầu nguyện
Lễ hội mùa xuân ban đầu là một ngày để cầu nguyện các vị thần cho một mùa trồng trọt và thu hoạch tốt. Mọi người cũng tưởng nhớ tổ tiên của mình trong dịp này.
4. Trừ quái vật
Theo một truyền thuyết, có một con quái vật tên là Nian sẽ đến vào mỗi đêm Giao thừa. Hầu hết mọi người sẽ trốn trong nhà. Tuy nhiên, một cậu bé đã dũng cảm chống lại con quái vật bằng cách sử dụng pháo. Ngày hôm sau, mọi người ăn mừng sự sống sót của họ bằng cách đốt thêm pháo. Thực tế, đốt pháo đã trở thành một phần quan trọng của lễ hội mùa xuân.
5. Đốt pháo trong đêm Giao thừa
Vẫn là truyền thuyết về quái vật Nian, pháo được cho là khiến lũ quái vật sợ hãi và xua đuổi xui xẻo. Vì vậy, mọi người sẽ đốt pháo trong đêm Giao thừa và vào buổi sáng mùng 1 Tết để chào năm mới và chúc nhau mọi điều may mắn. Cũng trong đêm đó, các gia đình cũng đốt vàng mã cho người thân đã mất của họ. Giống như ngày lễ Chuseok (Tết trung thu) của Hàn Quốc hay lễ hội Người chết ở Mexico, họ tin rằng đốt vàng mã sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho những người đã mất ở thế giới bên kia.
6. Tuy nhiên, tại Trung Quốc đôi khi cũng không được đốt pháo
Vì lý do an toàn và lo ngại ô nhiễm không khí, nhiều thành phố tại Trung Quốc đã cấm đốt pháo. Hơn 500 thành phố đã áp dụng lệnh cấm này. Thành phố Bắc Kinh đã cấm đốt pháo trong 13 năm, tuy nhiên, lệnh cấm đã dỡ bỏ vào năm 2006 do bị người dân phản đối.
7. Đây là kỳ nghỉ dài nhất của Trung Quốc
Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc kéo dài 15 ngày. Theo truyền thống, bạn phải dành thời gian cho gia đình vào dịp này và chỉ có thể ra ngoài sau ngày thứ 5. Phần lớn các cửa hàng cũng đóng cửa. Vì vậy, người dân thường mua thực phẩm dự trữ, quần áo mới và nhiều thứ khác từ trước đó.
8. Cuộc di chuyển lớn nhất trên thế giới
Điều quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán là đoàn tụ gia đình, mọi người thường trở về nhà để quây quần ăn tối trong đêm Giao thừa. Trong dịp này, con cái từ các thành phố lớn sẽ di chuyển về nhà ăn Tết cùng cha mẹ ở quê. Việc di chuyển này được gọi là “Xuân vận”.
9. Người độc thân thuê bạn trai/bạn gái về nhà ra mắt
Sinh con nối dõi là một trong những điều rất quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Một số người độc thân thường thuê bạn trai/bạn gái để đưa về nhà giả làm người yêu, mong làm yên lòng các bậc phụ huynh.
10. Kiêng tắm, quét nhà, vứt rác
Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc kiêng tắm. Việc quét nhà và vứt rác cũng kiêng cho đến ngày mùng 5 Tết. Điều này được cho là để đảm bảo rằng bạn không vứt bỏ may mắn trong Năm Mới. Trước Tết, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa để xua đuổi những điều xui xẻo, nhường chỗ cho những điều tốt đẹp trong năm tiếp theo.
Ngoài ra, vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng kiêng cắt tóc, sử dụng kéo, dao và những vật sắc nhọn khác, không tranh cãi hay nói những lời không may mắn và không đập phá đồ đạc.
Trụ sở : 57 Từ Đạo Hạnh - Khu Đông Bắc Ga (cạnh Quảng Trường Lam Sơn)
Cơ sở 02 : 09/43 Đồng Lễ - Đông Hải – TP Thanh Hóa (Cách Big C Thanh Hóa 200m)
Cơ sở 03 : Tiểu khu 4 – Hải Hòa- Nghi Sơn – Thanh Hóa
Cơ sở 04 : 36 Khu 1 – Thị trấn Quán Lào – Yên Định – Thanh Hóa
Cơ sở 05 : 54 Tôn Đức Thắng - Tiểu Khu 6 - TT Hà Trung – Thanh Hóa
Từ khóa giúp bạn tìm thấy chúng tôi nhanh nhất trên google:
Tiếng Trung Thanh Hoá, Tiếng Trung Yên Định, Tiếng Trung Tĩnh Gia (Nghi Sơn), Tiếng Trung Hà Trung.